Quy tụ nhiều ưu điểm như bền bỉ, hiệu suất cao, các loại xe nâng nhập khẩu hiện đang rất được ưa chuộng. Thủ tục nhập khẩu xe nâng có phức tạp không có lẽ là băn khoăn của nhiều tư nhân và doanh nghiệp trong bối cảnh xe nâng đang đóng vai trò cực kỳ quan trọng và dường như không thể thay thế.
Cùng Ego Express tìm hiểu thêm nhé!
1. Chính sách nhập khẩu xe nâng của nước ta
Trước khi đi qua thủ tục nhập khẩu xe nâng, chúng ta cần sơ lược những thông tư, nghị định đang được áp dụng để đảm bảo quá trình nhập khẩu suôn sẻ nhất và tránh những vấn đề có thể phát sinh sau này.
1.1 Xe nâng có bị cấm nhập khẩu không?
- Câu trả lời dĩ nhiên là không. Theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP được ban hành ngày 20/11/2013: Các loại xe chuyên dụng như xe nâng, xe cẩu, xe xúc không có tên trong danh mục hàng hóa nhập khẩu bị cấm.
- Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng: những dòng nhập khẩu xe nâng đã qua sử dụng, có độ tuổi từ 10 năm sẽ không được phép nhập khẩu và nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, được quy định trong Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/7/2016.
- Bên cạnh đó, cấm nhập khẩu đối với xe nâng đã qua tẩy xóa, đóng lại số khung, số động cơ, đục sửa (dù mới hay cũ ) được nêu rõ trong Thông tư 13/2015/TT-BGTVT.
1.2 Có cần phải đăng ký kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu xe nâng?
- Theo Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT ngày 30/7/2018 của Bộ Giao thông vận tải quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải (Thông tư 41) thì mặt hàng xe nâng mã HS 8427: thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ, phải chứng nhận đăng ký thủ tục đăng kiểm xe nâng nhập khẩu hoặc công bố hợp chuẩn, kiểm tra chất lượng trước khi thông quan.
- Theo quy định tại Mục VII.71 Phụ lục II Thông tư 41, mặt hàng xe nâng hạ xếp tầng hàng bằng cơ cấu càng nâng; các loại xe công xưởng khác có lắp thiết bị nâng hạ hoặc xếp hàng (không tham gia giao thông đường bộ), mã HS 8427: thuộc trường hợp phải chứng nhận đăng ký đăng kiểm hoặc công bố hợp chuẩn, hợp quy, kiểm tra chất lượng sau khi thông quan và trước khi đưa ra thị trường.
1.3 HS Code
Dựa vào tính chất, cấu tạo, công suất và mục đích sử dụng mà xuất hiện nhiều mã HS code khác nhau sẽ tương ứng với chính sách thông quan và nghĩa vụ đóng thuế riêng biệt, ảnh hưởng đến thủ tục nhập khẩu xe nâng.
HS Code đối với xe nâng là:
Nhóm 8427
|
Thuế VAT | Thuế nhập khẩu ưu đãi | |
84271000 | Xe tự hành có động cơ motor điện | 10% | 0% |
84272000 | Các loại xe tự hành khác | 10% | 0% |
84279000 | Các dòng xe khác | 10% | 0% |
84279090 | Xe nâng tay | 10% | 0% |
Đối với các mặt hàng được nhập khẩu từ những nước đã kí hiệp định thương mại tự do với Việt Nam thì sẽ được áp thuế suất nhập khẩu ưu đãi.
Xe nâng được chia ra làm nhiều loại khác nhau
2. Thủ tục nhập khẩu xe nâng
Thực hiện thủ tục nhập khẩu xe nâng bao gồm:
- Đăng ký đăng kiểm cho phương tiện.
- Tiến hành làm thủ tục hải quan.
2.1 Đăng ký đăng kiểm cho thiết bị
- Hồ sơ đăng ký đăng kiểm gồm:
- Bản đăng ký kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 89/2015/TT-BGTVT.
- Bản sao Hóa đơn thương mại (hoặc các giấy tờ tương đương ).
- Bản sao Tờ khai hàng hoá nhập khẩu (đối với Xe nâng nhập khẩu được đề nghị kiểm tra ở ngoài khu vực giám sát của Hải quan, được nộp trước khi tiến hành kiểm tra thực tế).
- Bản chính Phiếu kiểm tra xuất xưởng do nhà sản xuất cấp cho từng Xe hoặc bản chính Giấy chứng nhận chất lượng (C/Q) do nhà sản xuất cấp cho xe.
- Sau đó, bên Đăng kiểm sẽ đóng dấu và cấp số vào giấy đăng ký. Người đại diện sẽ nhập số đăng ký đó vào tờ khai điện tử hoặc đính kèm file giấy đăng ký xe nâng máy xúc.
- Hiện nay, người đại diện doanh nghiệp có thể tiến hành hoàn tất thủ tục qua cổng thông tin một cửa quốc gia rất nhanh chóng và thuận tiện.
2.2 Làm thủ tục hải quan
- Sau khi người đại diện doanh nghiệp hoàn tất việc truyền tờ khai nhập khẩu xe nâng máy xúc, việc tiếp theo của thủ tục nhập khẩu xe nâng chính là đưa hồ sơ xuống chi cục hải quan để hoàn tất các công đoạn tiếp theo. Khi đó, hàng sẽ vào luồng Vàng hoặc Đỏ
- Trong trường hợp doanh nghiệp muốn giải phóng hàng về khi để bảo quản trong thời gian chờ đăng kiểm thì phải trình lên công văn xin được mang hàng về theo Mẫu số 09/BQHH/GSQL được nêu rõ trong Thông tư 38/2015/TT-BTC:
- Bạn nên giải phóng hàng đối với trường hợp hàng đóng trong container, chưa được lắp ráp hoàn chỉnh và không thể kiểm tra tại bến cảng được.
- Đối với hàng rời LCL thì bạn có thể xin đăng kiểm ngay tại cảng để rút ngắn thời gian và quy trình nhập khẩu lô hàng. Nhờ đó, quá trình nhập khẩu sẽ diễn ra suôn sẻ và tiết kiệm được đáng kể thời gian và chi phí.
- Kết quả kiểm định sẽ có sau 1 tuần tính từ khi hồ sơ được xét.
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu về toàn bộ thủ tục nhập khẩu xe nâng cùng với các vấn đề pháp lý xoay quanh. Hy vọng bài viết đã cung cấp được cho bạn những thông tin cần thiết, phục vụ cho quá trình nhập khẩu xe nâng của bạn diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn!