Tổng hợp các loại chi phí vận tải đường biển

Tổng hợp các loại chi phí vận tải đường biển là các chi phí để vận chuyển hàng hóa từ địa chỉ người gửi tới địa chỉ người nhận bằng đường biển trên một container hoặc là CMB.

Trong bài viết này, EGO sẽ liệt kê danh sách của các loại chi phí này cho từng loại hàng hóa.

1. Sơ lược về cách tính cước vận tải đường biển

Cước vận tải đường biển sẽ căn cứ theo nguyên tắc so sánh giá giữa thể tích và trọng lượng. Ngoài ra, chi phí vận chuyển không cố định mà có sự khác nhau giữa khoảng cách các tuyến đường, hãng tàu, Forwarder,…

Thể tích được tính theo đơn vị CBM còn trọng lượng tính theo KGS để thực hiện so sánh, cước vận tải hàng hóa sẽ được áp dụng theo giá trị nào lớn hơn.

Cụ thể cách tính cước phí vận tải đường biển như sau:

Đối với hàng FCL (hàng nguyên container)

Đơn vị tính phí của hàng FCL là container, Bill hoặc shipment. Khi tính phí cho hàng FCL ta tính như sau:

Với những chi phí tính trên container: Giá cước x số lượng container

Với những chi phí tính trên Bill/Shipment: Giá cước x số lượng bill/shipment

Đối với hàng LCL (Hàng lẻ)

Đơn vị sẽ tính cước vận chuyển dựa trên hai đơn vị tính: 

  • Trọng lượng thực của lô hàng (đơn vị: KGS)
  • Thể tích thực của lô hàng (đơn vị: CBM)

Tùy thuộc vào tương quan giữa trọng lượng và thể tích mà ta sẽ tính theo bảng giá khác nhau:

1 tấn < 3 CBM: hàng nặng, áp dụng bảng giá KGS

1 tấn >= 3CBM: hàng nhẹ, áp dụng bảng giá CBM

2. Tổng hợp các loại chi phí vận tải đường biển

Hình thức vận tải biển hiện đang được sử dụng vô cùng phổ biến, tuy nhiên vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu quan tâm đó là chi phí vận tải bao gồm những loại phí và phụ phí nào? 

Dưới đây là tổng hợp những chi phí vận tải đường biển mà các bên doanh nghiệp xuất – nhập khẩu cần phải thanh toán.

Đối với hàng nhập

STT Tên phí Giải thích
1 OF (Ocean Freight) Phí vận tải từ cảng đi đến cảng đích hay còn gọi là cước đường biển
2 Phí THC (Terminal Handling Charge) Phụ phí xếp dỡ tại cảng, được thu trên mỗi container cho các chi phí hoạt động tại cảng
3 Phí Handling (Handling Fee) Phí trả cho quá trình một Forwarder đại diện cho đại lý ở nước ngoài tại Việt Nam thực hiện các công việc như khai báo manifest với cơ quan hải quan, phát hành B/L, D/O,…
4 Phí D/O (Delivery Order fee) Phí lệnh giao hàng trả cho Hãng tàu / Forwarder để lấy lệnh giao hàng, mang lệnh này cảng xuất trình cho kho (hàng lẻ) / làm phiếu EIR (hàng container FCL) thì consignee mới lấy được hàng
5 Phí CFS (Container Freight Station fee) Phí trả cho các công ty Consol/Forwarder để họ dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho mỗi khi có một lô hàng lẻ nhập khẩu
6 Phí CIC (Container Imbalance Charge) Phụ phí mất cân đối vỏ container hay còn gọi là phụ phí chuyển vỏ container rỗng.
7 CCF (Cleaning Container Fee) Phí vệ sinh container cần trả cho hãng tàu để làm vệ sinh vỏ container rỗng

Đối với hàng xuất

STT Tên phí Giải thích
1 OF (Ocean Freight) Phí vận tải từ cảng đi đến cảng đích hay còn gọi là cước đường biển
2 Phí THC (Terminal Handling Charge) Phụ phí xếp dỡ tại cảng, được thu trên mỗi container cho các chi phí hoạt động tại cảng
3 Phí AMS (Advanced Manifest System fee) Phí bắt buộc do hải quan Mỹ, Canada và một số nước khác yêu cầu trước khi hàng hóa được xếp lên tàu để chở đến các nước này
4 Phí B/L (Bill of Lading fee) Phí chứng từ (Documentation fee) tương tự như phí D/O, mỗi khi có một lô hàng xuất khẩu thì các Hãng tàu/Forwarder phải phát hàng một chứng từ gọi là Bill of Lading
5 Phí CFS (Container Freight Station fee) Phí trả cho các công ty Consol/Forwarder để họ dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho mỗi khi có một lô hàng lẻ xuất khẩu
6 Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge) Phụ phí xăng dầu cho các tuyến hàng đi châu Á, là một loại phụ phí vận tải biển, không được tính trong Local Charge
7 ENS (Entry Summary Declaration) Phí khai Manifest tại cảng đến cho các lô hàng đi châu Âu (EU)
8 AMS (Automated Manifest System) Phí khai báo hải quan tự động cho nước nhập khẩu (thường là Mỹ, Canada, Trung Quốc)
9 AFR (Advance Filing Rules) Phí khai Manifest bằng điện tử cho hàng hóa nhập khẩu vào Nhật

Tổng hợp các Phí vận tải đường biển khác

STT Tên phí Giải thích
1 PCS (Port Congestion Surcharge) Phụ phí tắc nghẽn cảng, áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc khiến tàu bị chậm trễ dẫn tới phát sinh chi phí liên quan
2 PSS (Peak Season Surcharge)  Phụ phí mùa cao điểm, áp dụng trong khoảng từ tháng tám đến tháng mười, khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận tải hàng hóa thành phẩm để chuẩn bị cho mùa lễ hội
3 SCS (Suez Canal Surcharge) Phụ phí qua kênh đào Suez, áp dụng cho hàng hóa vận tải qua kênh đào Suez
4 BAF (Bunker Adjustment Factor) / FAF (Fuel Adjustment Factor) Phụ phí hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu
5 CAF (Currency Adjustment Factor) Phụ phí hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ
6 COD (Change of Destination) Phụ phí bù đắp chi phí cho các hoạt động phát sinh trong trường hợp chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích
7 DDC (Destination Delivery Charge)  Phụ phí bù đắp cho chi phí dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng (terminal) và phí ra vào cổng cảng, thanh toán tùy thuộc vào thỏa thuận của người mua và người bán
8 ISF (Importer Security Filing) Phí kê khai an ninh cho các nhà nhập khẩu tại Mỹ
9 Phí GRI (General Rate Increase) Phụ phí của cước vận tải (chỉ áp dụng vào mùa cao điểm)
10 Phí LSS (Low Sulfur Surcharge) Phụ phí giảm thải lưu huỳnh, áp dụng trong vận tải xuất nhập khẩu đường biển

Vận tải đường biển hiện đang là hình thức phổ biến được áp dụng chủ yếu dành cho các mặt hàng xuất nhập khẩu quốc tế. Nắm rõ tổng hợp các loại chi phí vận tải đường biển sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong các khâu làm việc.

Nếu bạn cần được hỗ trợ về các vấn đề vận chuyển hàng hóa quốc tế nhanh chóng thì có thể liên hệ trực tiếp với EGO Express theo địa chỉ hotline hoặc fanpage bên dưới để được tư vấn chi tiết.

EGO EXPRESS – THẾ GIỚI TRONG TẦM TAY
Tổng đài CSKH: 0949.068.678 (Hỗ trợ 24/7)
Website: https://egoexpress.vn/
Email: info@egoexpress.vn
Facebook: https://facebook.com/egoexpress.vn

Bài viết liên quan

Gửi bánh kẹo mứt đi Nhật Bản uy tín năm 2025

Tết Nguyên Đán là dịp để mỗi gia đình đoàn tụ và sẻ chia yêu thương.Việc được gửi món quà…

Gửi bánh kẹo mứt đi Châu Âu uy tín năm 2025

Đối với những người Việt xa xứ, việc được gửi tặng bánh mứt đi Châu Âu đón Tết 2025 không…

Gửi bánh kẹo mứt đi Đài Loan uy tín năm 2025

Tết Nguyên Đán không chỉ là dịp đoàn viên mà còn là thời điểm để thể hiện sự quan tâm…