Doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải tìm hiểu hướng dẫn xuất khẩu rau của quả vào thị trường Nhật Bản vì không phải bất kì sản phẩm nào cũng được phép nhập khẩu vào nước đối tác.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu một số khó khăn cũng như quy trình xuất khẩu rau củ tươi sang Nhật Bản.
1. Một số rào cản thương mại của Nhật Bản trong nhập khẩu các sản phẩm rau quả
Nhật Bản nổi tiếng là quốc gia khắt khe về các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, và đây chính là khó khăn lớn nhất của nông nghiệp Việt trong việc xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản.
Các hàng rào phi thuế quan khi nhập khẩu rau quả vào Nhật Bản là các giấy tờ theo quy định của Nhật Bản mà các đơn vị nhập khẩu phải chuẩn bị như:
- Khai báo nhập khẩu
- Giấy chứng nhận an toàn sức khỏe
- Kết quả xét nghiệm an toàn thực phẩm
- Các tài liệu về thành phần nguyên liệu, phụ gia và quy trình sản xuất (Chứng nhận nhà sản xuất)
Bên cạnh đó, doanh nghiệp xuất khẩu phải làm việc với các cơ quan chức năng và tuân thủ các quy định khác của Nhật như:
- Luật Thương mại Quốc tế và Trao đổi Ngoại hối
- Luật Vệ sinh thực phẩm
- Luật Thuế quan và Hải quan
- Luật Tiêu chuẩn hóa và Dán nhãn các sản phẩm Nông và Ngư nghiệp
- Luật Đo lường
- Luật Bảo vệ sức khỏe
- Luật Chống lại việc Đánh giá cao sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm
- Luật về Trách nhiệm đối với sản phẩm
- Luật về các Giao dịch Thương mại Đặc biệt
- Luật Khuyến khích phân loại rác thải và tái chế container và bao gói/Luật Khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên
- Luật Chống Cạnh tranh Không lành mạnh/Luật Thương hiệu
Theo quy định của Nhật Bản, các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm rau quả được yêu cầu rất cao, đòi hỏi đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cũng như dư lượng hóa chất nông nghiệp.
Nếu bị phát hiện có chỉ số vượt mức cho phép, các sản phẩm này sẽ bị giám sát rất chặt chẽ, thậm chí có thể bị từ chối thông quan.
Doanh nghiệp Nhật Bản coi trọng yếu tố chất lượng và đúng thời hạn. Họ không chỉ đánh giá qua kết quả xét nghiệm mà còn muốn biết cụ thể quy trình sản xuất, chế biến và đưa ra rất nhiều câu hỏi cũng như kiểm tra thường xuyên.
Nhờ các chính sách cũng như các Hiệp định thương mại, rau quả tươi Việt Nam có lợi thế về thuế nhập khẩu vào Nhật Bản, đặc biệt là các mặt hàng như thanh long, xoài, chuối, và vải, nhãn, vú sữa.
Các loại rau củ xuất khẩu sang Nhật Bản phổ biển
Việt Nam vẫn luôn không ngừng cải tiến và kiểm soát về sâu bệnh cũng như dư lượng thuốc trong các sản phẩm xuất khẩu, cho đến nay đã có nhiều rau củ quả được phép xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản như:
Hàng rau củ quả tươi: các loại rau, lá dong, lá chuối, hành tím, sả, riềng, củ đậu, vải thiều, xoài, sầu riêng, dừa, chuối, thanh long.
Hàng rau củ đông lạnh: chanh dây, mãng cầu, sầu riêng, mít, nhãn, sấu.
2. Quy trình xuất khẩu rau củ quả đi Nhật Bản
Bước 1. Đàm phán ký hợp đồng xuất khẩu
Bước đầu tiên để xuất khẩu hàng hóa đương nhiên là đàm phán và kí hợp đồng với công ty nhập khẩu. Các doanh nghiệp nên chú ý lựa chọn những công ty có uy tín và đáng tin cậy để hợp tác.
Bước 2. Chuẩn bị hàng hóa và chứng từ xuất khẩu đi Nhật
Hàng hóa xuất khẩu đi Nhật cần thỏa mãn một số yêu cầu:
- Rau của quả phải đạt chuẩn Global Gap, Viet Gap
- Hàng hóa phải có vùng trồng, barcode (nếu có)
- Hàng hóa phải được xử lí hơi nhiệt (VHT) hoặc xử lí bằng Methyl Bromide (MB)
- Rau củ quả phải được kiểm dịch thực vật bằng các phương thức lấy mẫu tại cảng, lấy mẫu tại kho và kiểm tra về dư lượng cũng như các mầm bệnh khác liên quan đến từng sản phẩm cụ thể
Về chứng từ xuất khẩu yêu cầu:
- Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Bảng kê khai hàng hóa (Packing List)
- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
- Giấy chứng nhận kiểm dịch (Phytosantary certificate)
- Giấy chứng nhận hun trùng (Fumigation certificate) nếu hàng hóa được đóng bằng pallet gỗ
Bước 3. Vận chuyển và bảo quản hàng hóa
Với đặc thù hàng hóa là rau củ quả nên cần được vận chuyển từ kho đi đến sân bay bằng xe tải lạnh với nhiệt độ phù hợp cho từng loại rau củ quả
Nếu vận chuyển bằng container lạnh thì phải đặt nhiệt độ phù hợp và chạy điện liên tục trong suốt quá trình di chuyển từ kho đến cảng.
Đóng gói rau củ quả phải có lỗ thoát hơi trên bao bì sản phẩm và các mặt của thùng hàng phải để hàng hóa được bảo quản đồng đều, tránh trường hợp hàng hóa bị cháy lạnh hoặc héo do không đủ nhiệt độ.
Dưới đây là vài thông tin nhiệt độ bảo quản tham khảo:
STT | RAU CỦ QUẢ | NHIỆT ĐỘ | THÔNG GIÓ |
HÀNG ĐÔNG LẠNH | |||
1 | Sầu riêng đông lạnh | -18 độ C | 0 cbm |
2 | Nhãn đông lạnh | -18 độ C | 0 cbm |
3 | Mít đông lạnh | -18 độ C | 0 cbm |
4 | Chanh dây đông lạnh | -18 độ C | 0 cbm |
5 | Mãng cầu đông lạnh | -18 độ C | 0 cbm |
SẢN PHẨM TƯƠI | |||
1 | Thanh long | +3 độ C | 20 cbm |
2 | Xoài | +6 độ C | 30 cbm |
3 | Chuối | +13 độ C | 25 cbm |
4 | Củ đậu | +14 độ C | 30 cbm |
5 | Hành tím | +12 độ C | 25 cbm |
6 | Sả | +4 độ C | 25 cbm |
7 | Vải thiều | +1 độ C | 5 cbm |
8 | Riềng | +5 độ C | 20 cbm |
9 | Lá dong, lá chuối | +3 độ C | 25 cbm |
Bước 4. Hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu
Lên tờ khai hải quan theo mặt hàng thực xuất, tra cứu HS code đúng theo mặt hàng:
- Luồng xanh: Hàng hóa đã được thông quan và qua khu vực giám sát
- Luồng vàng: Cần kiểm tra hồ sơ chứng từ như invoice, packing list, hợp đồng
- Luồng đỏ: Cần kiểm tra hàng hóa thực tế và kiểm tra hồ sơ chứng từ như invoice, packing list, hợp đồng
Hàng hóa đã được thông quan và qua khu vực giám sát sẽ thanh lí online vào sổ tàu
Bước 5. Thanh toán và thanh lý hợp đồng
Nhà nhập khẩu sẽ thanh toán theo hợp đồng theo thời hạn thanh toán và điều kiện thanh toán đã thống nhất nếu không có bất trắc trong quá trình vận chuyển.
Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết và nhà xuất khẩu nhận đủ số tiền thì sẽ thanh lý hợp đồng.
Lưu ý: Mặt hàng rau củ quả có vòng đời ngắn nên cần được vận tải trên các hãng tàu đi thẳng và ngắn ngày nhất có thể (nếu vận chuyển bằng đường biển); hoặc chọn các chuyến bay đi thẳng/quá cảnh yêu cầu giữ lạnh giữa các điểm (nếu vận chuyển đường hàng không).
Việc xuất khẩu rau củ quả tươi của Việt Nam đi Nhật sẽ giúp mở ra những cơ hội mới cho mặt hàng này, đồng thời giúp các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam hạn chế sự phụ thuộc vào một thị trường nào đó.
Trên đây là hướng dẫn xuất khẩu rau củ quả vào thị trường Nhật Bản của EGO Express. Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo để có thêm các thông tin hữu ích nhé!
EGO EXPRESS – THẾ GIỚI TRONG TẦM TAY
Tổng đài CSKH: 0949.068.678 (Hỗ trợ 24/7)
Website: https://egoexpress.vn/
Email: info@egoexpress.vn
Facebook: https://facebook.com/egoexpress.vn