Hiểu rõ “CIF là gì” trong hoạt động xuất nhập khẩu

“CIF là gì?” có lẽ là câu hỏi dễ dàng với bất kì ai đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất-nhập khẩu. Tuy nhiên, với những người bắt đầu những bước chân đầu tiên vào ngành thì khái niệm này có lẽ không dễ để cắt nghĩa. Để trả lời được câu hỏi này, đầu tiên chúng ta cần biết về định nghĩa của thuật ngữ CIF.

1. CIF là gì?

  • CIF là viết tắt của Cost, Insurance, Freight (tiền hàng, bảo hiểm, cước phí).
  • CIF là một trong 11 điều kiện của Incoterm (điều kiện về thương mại quốc tế).
  • CIF là điều kiện giao hàng mà trong đó người bán hàng sẽ chịu chi phí thuê tàu, bảo hiểm đến cảng dỡ hàng dù không phải chịu trách nhiệm trong quá trình vận chuyển.
  • Cụ thể, nội dung của CIF quy định rằng người mua hàng sẽ chịu mọi trách nhiệm về mất mát, hư hại  khi lô hàng đã được xếp lên boong tàu tại cảng xếp, tuy nhiên toàn bộ chi phí vận chuyển trong quá trình vận chuyển hàng đến cảng đích là do người bán hàng phải chi trả.
  • Điểm chuyển giao rủi ro: Tại cảng xếp.
  • Điểm chuyển giao chi phí: Tại cảng dỡ.

CIF là một thuật ngữ viết tắt của Cost, Insurance, Freight

2. Trách nghiệm của người bán và người mua theo CIF

Để biết được những công việc cần làm, trách nhiệm cần phải tuân theo khi thỏa thuận thì sau khi biết điều kiện CIF là gì, bạn cần hiểu nghĩa vụ của mỗi bên. Trước hết, ta cần biết về mặt thuật ngữ quốc tế trong hợp đồng:

Cấu trúc: CIF + Tên cảng đích ( Địa điểm chuyển giao chi phí) 

Trách nhiệm của người bán và người mua trong CIF

2.1 Trách nhiệm của bên bán

  • Giao hàng lên tàu với thời gian và cảng bốc quy định trong hợp đồng.
  • Chịu trách nhiệm về mọi khoản chi phí, rủi ro và tổn thất hàng hóa trước khi hàng đã giao xong lên tàu tại cảng bốc. ( Bao gồm toàn bộ chi phí vận tải đến cảng đến cùng với chi phí bốc hàng, chi phí làm bảo hiểm, nghĩa vụ đóng thuế xuất khẩu,… ).
  • Ký hợp đồng vận tải và trả phần cước phí đến cảng đích.
  • Báo cho người mua biết thời gian hàng hóa được chuẩn bị, khi hàng hóa được xếp lên tàu và thời điểm hàng tới cảng dỡ trong thời gian hợp lý.
  • Cung cấp những chứng từ quan trọng như vận đơn đường biển, hoá đơn thương mại, … 
  • Cung cấp đầy đủ các giấy phép xuất khẩu cùng các giấy tờ uỷ quyền từ địa phương cho lô hàng xuất khẩu.

2.2  Trách nhiệm của bên mua

  • Thanh toán tiền theo như quy định đã được nêu rõ trong hợp đồng mua bán.
  • Thông quan Nhập khẩu, trả tiền thuế, làm các thủ tục cần thiết và trả các chi phí phát sinh để hàng có thể được quá cảnh (nếu có).
  • Kiểm tra hàng hóa trước khi bốc và dỡ hàng đồng thời chi trả các chi phí như công tác kiểm dịch tại nước xuất khẩu,…
  • Chịu toàn bộ rủi ro, tổn thất và chi phí phát sinh về hàng hóa (trừ các khoản tiền được tính vào cước phí vận tải) kể từ khi hàng hóa được giao lên tàu ở cảng bốc hàng.

2. Phân biệt CIF và FOB

Sau khi gỡ rối câu hỏi “CIF là gì?”, chúng ta hãy cùng phân biệt phương thức này với FOB nhé!

Điểm chung:

  • Đều là điều kiện trong Incoterm 2010 thường xuyên được sử dụng        ( khuyến cáo sử dụng cho vận tải đường biển và thuỷ nội bộ).
  • Cảng xếp hàng(cảng đi) chính là vị trí chuyển giao rủi ro giữa 2 bên.
  • Người bán có trách nhiệm làm thủ tục hải quan xuất khẩu, người mua phải làm thủ tục nhập khẩu để lấy hàng.

Điểm khác:

Cấu trúc

CIF + Tên cảng đích

Cấu trúc: 

FOB + Tên cảng xếp hàng

  • Quy định về tiền hàng, bảo hiểm và cước phí
  • Người bán phải tìm đơn vị vận chuyển.
  • Điểm chuyển giao rủi ro: Tại cảng xếp
  • Điểm chuyển giao chi phí: tại cảng dỡ
  • Giao hàng lên tàu
  • Trách nhiệm book tàu thuộc về người mua.
  • Điểm chuyển giao rủi ro và chi phí: Tại cảng xếp

Ego Express Hi vọng toàn bộ thông tin trên đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan nhất về CIF là gì và nắm được sự khác biệt cơ bản giữa phương thức này với FOB để có thể lựa chọn một phương thức tối ưu nhất. Trong Incoterm còn rất nhiều các điều kiện giao hàng khác ngoài hai điều kiện trên như ExWork, DDU… Hiểu rõ và áp dụng một cách hợp lí những phương thức này chắc chắn sẽ giúp bạn tránh được rất nhiều vấn đề có thể phát sinh sau này!

Bài viết liên quan

Gửi hàng đi Đài Loan bay nhanh trong 3-5 ngày

Dịch vụ gửi hàng đi Đài Loan uy tín chuyên nghiệp, bay nhanh chỉ từ 3-5 ngày của EGO Express…

Gửi hàng đi Malaysia giá chỉ từ 79,200đ / kg

Gửi hàng đi Malaysia nhanh chóng, an toàn tại EGO Express được đánh giá là tiết kiệm và cạnh tranh…

Gửi hàng đi Mỹ an toàn và nhanh chóng, bao thuế, bao thủ tục

Nếu bạn là người lần đầu gửi chuyển phát nhanh đi Mỹ hoặc dù đã nhiều lần gửi hàng đi…