“FOB là gì?” là câu hỏi sẽ được đặt ra khá nhiều trong tình hình hiện nay, khi việc mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các nước diễn ra ngày càng phổ biến. Điều này đã dẫn đến sự ra đời nhiều thuật ngữ trở thành những định nghĩa, quy tắc chung để việc giao thương diễn ra thuận lợi nhất cho cả người bán và người mua, và FOB cũng là một trong số đó. “FOB” là gì?
1. Định nghĩa: “FOB” là gì?
- FOB là từ viết tắt của Free On Board hay Freight on Board.
- FOB là một trong 11 điều kiện của Incoterm (điều kiện về thương mại quốc tế).
- FOB là điều kiện giao hàng trong đó mọi trách nhiệm của người bán được hoàn thành khi hàng đã lên boong tàu.
- Dễ hiểu hơn, ta có thể nói lúc hàng hoá chưa được xếp lên tàu thì người bán vẫn chịu trách nhiệm về lô hàng, sau đó trách nhiệm và rủi ro sẽ chuyển giao hoàn toàn cho người mua sau thời điểm hàng đã được chuyển hết lên tàu.
- Điểm chuyển giao rủi ro của FOB: Lan can tàu tại cảng xếp.
FOB là một điều kiện thuộc Incoterm.
2. Nghĩa vụ của bên mua và bên bán trong FOB.
Sau khi biết “FOB là gì?” ta cần hiểu, về mặt thuật ngữ quốc tế trong hợp đồng phải chỉ rõ cảng (địa điểm xếp hàng) để biết được địa điểm chuyển giao quyền và nghĩa vụ các bên.
Cấu trúc: FOB + Tên cảng xếp hàng (vị trí chuyển rủi ro)
Ví dụ: FOB Hải Phòng có nghĩa cảng xếp hàng đồng thời vị trí chuyển rủi ro là tại cảng Hải Phòng (Việt Nam).
Nghĩa vụ trực thuộc người mua và người bán trong FOB.
2.1 Nghĩa vụ của người bán.
- Giao hàng lên tàu tại cảng quy định trong hợp đồng.
- Chịu mọi chi phí, tổn thất, rủi ro trước thời điểm hàng được xếp lên tàu.
- Thông quan xuất khẩu, cung cấp giấy phép xuất khẩu và trả thuế.
- Chuyển giao hóa đơn thương mại cùng với cung cấp cho người mua chứng từ vận tải giao hàng từ kho ra cảng để làm bằng chứng về việc giao hàng.
- Thông báo cho người mua khi hàng đã được lên tàu.
- Hỗ trợ các thông tin, chứng từ cần thiết để đảm bảo việc vận chuyển suôn sẻ và giao hàng tới điểm đích.
2.2 Nghĩa vụ của người mua.
- Thanh toán tiền hàng theo hợp đồng.
- Chịu mọi chi phí, rủi ro, mất mát khi hàng đã được xếp lên tàu.
- Thông báo hàng khi đã được chất lên tàu, cần cung cấp thông tin về tên tàu, cảng chỉ định.
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa. (Không bắt buộc phải mua hợp đồng bảo hiểm nếu họ không muốn.)
- Thông quan nhập khẩu và trả thuế.
- Trả tất cả những chi phí phát sinh để có được những chứng từ liên quan.
3. Phân biệt FOB và CIF
Câu hỏi “FOB là gì?” đã được giải đáp, vậy sự khác biệt của phương thức này với CIF là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Điểm chung:
- Đều là điều kiện trong Incoterm 2010 thường xuyên được sử dụng, khuyến cáo sử dụng cho vận tải đường biển và thuỷ nội bộ.
- Cảng xếp hàng(cảng đi) chính là vị trí chuyển giao rủi ro giữa 2 bên.
- Người bán có trách nhiệm làm thủ tục hải quan xuất khẩu, người mua phải làm thủ tục nhập khẩu để lấy hàng.
Điểm khác:
Cấu trúc:
FOB + Tên cảng xếp hàng |
Cấu trúc
CIF + Tên cảng đích |
|
|
Ego Express hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để nắm rõ FOB là gì và cách để cân đối chọn lựa giữa FOB và CIF nhằm phục vụ những nhu cầu của bạn một cách phù hợp nhất. Ngoài hai điều kiện kể trên, trong Incoterm còn rất nhiều các điều kiện giao hàng khác như ExWork, DDU… để bạn có thể tìm hiểu và áp dụng một cách hợp lí trong những trường hợp cụ thể!