Danh sách các sân bay Nội địa & Quốc tế tại Việt Nam

Sân bay nội địa là một mảng quan trọng của ngành hàng không, vốn luôn là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn được Việt Nam chú trọng đầu tư.

Khi kinh tế của đất nước có nhiều khởi sắc, việc xây dựng các sân bay sẽ mở ra nhiều cơ hội mới để phát triển đất nước.

Vì thế, đã có nhiều sân bay đã ra đời và được nâng cấp để đáp ứng đầy đủ nhu cầu di chuyển và du lịch ngày càng cao của người dân.

1. Các loại sân bay ở Việt Nam là gì?

Cùng với sự tăng trưởng của ngành Hàng không ở nước ta, các sân bay không còn xa lạ với bất cứ ai. Thế nhưng, các loại sân bay thực chất không hề hoàn toàn tương đồng mà có thể được chia làm 2 dạng chính:

1.1 Sân bay dân dụng

Mục đích của loại hình sân bay này là đáp ứng các nhu cầu bay thông thường: việc di chuyển đi lại, công tác và du lịch của người dân.

Các sân bay dân dụng thường cũng sẽ có một phần khu vực dành riêng cho các hoạt động quân sự khi cần thiết. Vì vậy có thể nói, các sân bay này hoạt động lưỡng dụng dân dụng – quân sự.

Trong đó, trên tiêu chí phạm vi hoạt động, các sân bay dân dụng này có thể chia ra các sân bay Quốc tế và các sân bay Nội địa ở Việt Nam. 

Hiện tại, nước ta đang có 12 sân bay quốc tế và 10 sân bay nội địa. 

1.2 Sân bay quân sự

Những sân bay này thuần túy phục vụ mục đích quân sự, thăm dò, cũng như nhu cầu huấn luyện phòng không không quân do Bộ Quốc Phòng quản lý.

Hiện nay, ở Việt Nam, có khoảng 14 sân bay quân sự.

2. Danh sách các sân bay ở Việt Nam?

2.1 Các sân bay Quân sự ở Việt Nam

Hiện tại ở Việt Nam đang có khoảng 14 sân bay phục vụ mục đích Quân sự được quy hoạch. Danh sách các sân bay này bao gồm:

STT Tên sân bay Tỉnh Mục đích sử dụng
1 Sân bay Vũng Tàu Bà Rịa – Vũng Tàu Dịch vụ thăm dò, dầu khí
2 Sân bay Kép Bắc Giang Quân sự
3 Sân bay Phú Giáo Bình Dương Quân sự (dự trữ)
4 Sân bay Phước Bình Bình Phước Quân sự (dự trữ)
5 Sân bay Biên Hòa Đồng Nai Quân sự
6 Sân bay Nước Trong Đồng Nai Quân sự (dự trữ)
7 Sân bay Kiến An Hải Phòng Quân sự
8 Sân bay Hòa Lạc Hà Nội Quân sự
9 Sân bay Gia Lâm Hà Nội Quân sự
10 Sân bay Anh Sơn Nghệ An Quân sự (dự trữ)
11 Sân bay Thành Sơn Ninh Thuận Quân sự cấp 1
12 Sân bay Yên Bái Yên Bái Quân sự
13 Sân bay Trường Sa Khánh Hòa Quân sự
14 Sân bay Nước Mặn Đà Nẵng Quân sự

2.2 Các sân bay quốc tế ở Việt Nam

Ở Việt Nam đang hoạt động khoảng 12 sân bay Quốc tế với 5 sân bay trọng điểm lần lượt là:

  • Sân bay Quốc tế Nội bài (Hà Nội)
  • Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh) 
  • Sân bay Quốc tế Đà Nẵng (Đà Nẵng)
  • Sân bay Quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) 
  • Sân bay Quốc tế Phú Quốc (Kiên Giang)

Hiện tại, vẫn còn một sân bay Quốc tế mới đang trong quá trình xây dựng và đang gấp rút đưa vào hoạt động chính là Sân bay Quốc tế Long Thành (Đồng Nai)

Danh sách các sân bay quốc tế và mã ký hiệu

STT Tên sân bay Mã (Ký hiệu) Tỉnh
1 Sân bay Quốc tế Nội Bài HAN Hà Nội
2 Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất SGN Hồ Chí Minh
3 Sân bay Quốc tế Đà Nẵng DAD Đà Nẵng
4 Sân bay Quốc tế Vân Đồn VDO Quảng Ninh
5 Sân bay Quốc tế Cát Bi HPH Hải Phòng
6 Sân bay Quốc tế Vinh VII Nghệ An
7 Sân bay Quốc tế Phú Bài HUI Huế
8 Sân bay Quốc tế Cam Ranh CXR Khánh Hòa
9 Sân bay Quốc tế Liên Khương DLI Lâm Đồng
10 Sân bay Quốc tế Phù Cát UIH Bình Định
11 Sân bay Quốc tế Cần Thơ VCA Cần Thơ
12 Sân bay Quốc tế Phú Quốc PQC Kiên Giang
13 Sân bay Quốc tế Long Thành 

(đang xây dựng)

  Đồng Nai

2.3 Các sân bay nội địa ở Việt Nam

Sân bay nội địa sẽ có quy mô nhỏ hơn nhiều so với các sân bay Quốc tế và chủ yếu chỉ phục vụ các chuyến bay di chuyển trong nước

STT Tên sân bay Mã (Ký hiệu) Tỉnh
1 Sân bay Điện Biên Phủ DIN Điện Biên
2 Sân bay Thọ Xuân THD Thanh Hóa
3 Sân bay Đồng Hới VDH Quảng Bình
4 Sân bay Chu Lai VCL Quảng Nam
5 Sân bay Tuy Hòa TBB Phú Yên
6 Sân bay Pleiku PXU Gia Lai
7 Sân bay Buôn Mê Thuột BMV Đắk Lắk
8 Sân bay Rạch Giá VKG Kiên Giang
9 Sân bay Cà Mau CAH Cà Mau
10 Sân bay Côn Đảo VCS Bà Rịa – Vũng Tàu

3. Thông tin tổng quan về các sân bay nội địa ở Việt Nam

Sân bay Điện Biên Phủ (DIN)

Sân bay Điện Biên Phủ là cảng hàng không duy nhất ở khu vực Tây Bắc. Địa chỉ sân bay tại Thanh Trường, Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Do đặc thù vị trí tại vùng núi nên sân bay có đường băng hẹp, chỉ phục vụ được các dòng máy bay nhỏ và đường bay ngắn.

Kể từ khi đi vào hoạt động năm 2010, trung bình Sân bay Điện Biên Phủ tiếp nhận khoảng 75.000 lượt hành khách mỗi năm theo thống kê.

Sân bay Thọ Xuân (THD)

Cảng hàng không Thọ Xuân trước đây được gọi với cái tên là sân bay Sao Vàng. 

Sân bay tọa lạc tại thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 45km.

Sân bay được đầu tư hạ tầng và cơ sở vật chất hiện đại bao gồm nhà ga, đường băng, sân đỗ máy bay,…để phục vụ tốt nhất cho các chuyến bay.

Cho đến nay, nhà ga hành khách T1 Cảng hàng không Thọ Xuân đã khai thác vượt công suất thiết kế 1,2 triệu lượt hành khách/năm. 

Dự kiến đến hết năm 2022 lượng hành khách qua cảng sẽ vượt công suất thiết kế, đạt khoảng 1,6 triệu lượt khách mỗi năm. 

Ngoài ra, lượng hàng hóa qua cảng năm 2021 cũng rất lớn, đạt trên 2.600 tấn

Sân bay Đồng Hới (VDH)

Sân bay Đồng Hới trực thuộc xã Lộc Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, cách trung tâm thành phố khoảng 6km. 

Để đi về trung tâm có thể sử dụng ô tô, xe máy, taxi,… trong khoảng 15 – 20 phút.

Theo quy hoạch, công suất thiết kế hành khách dự kiến của Cảng hàng không Đồng Hới đến năm 2020 là 02 triệu hành khách/năm và định hướng đến năm 2030 là 03 triệu hành khách/năm.

Hiện tại, Cảng hàng không có công suất nhà ga hành khách hiện tại 0,5 triệu hành khách/năm, giờ cao điểm đáp ứng 300 hành khách/giờ.

Sân bay Đồng Hới có thể phục vụ tàu bay A320/321 trở xuống và đáp ứng 02 chuyến bay tại cùng một thời điểm.

Ngày 15/4/2022, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 2343/VPCP-CN ngày 15/4/2022 về vấn đề xem xét chuyển đổi sân bay Đồng Hới thành cảng hàng không quốc tế. 

Sân bay Chu Lai (VCL)

Sân bay Chu Lai nằm trong Khu kinh tế mở Chu Lai, thuộc Tam Nghĩa, Núi Thành, Quảng Nam, là sân bay có diện tích lớn nhất trong số các sân bay ở Việt Nam với diện tích lên tới 3000ha

Từ sân bay về trung tâm Quảng Nam khoảng 80km và cách Quảng Ngãi 20km, có thể sử dụng đa dạng phương tiện taxi, xe bus, xe khách, ô tô, xe máy,…

Lượng khách tại sân bay nội địa Chu Lai thường tăng cao sau kỳ nghỉ Tết, trung bình mỗi ngày có từ 40-44 chuyến bay đi/đến Cảng hàng không Chu Lai, phục vụ 4.600-5.000 khách qua Cảng hàng không Chu Lai.

Sân bay Tuy Hòa (TBB)

Sân bay Tuy Hòa nằm tại phường Phú Thạnh, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Hiện sân cảng hàng không có 3 đường cất hạ cánh và tiếp nhận được các chuyến bay nhỏ đến tầm trung.

Khoảng cách từ sân bay về trung tâm thành phố Tuy Hòa là 10km, tương đương 20 – 25 phút di chuyển bằng đường bộ.

Bộ GTVT, thực hiện Luật Quy hoạch, tư vấn đề xuất điều chỉnh công suất sân bay Tuy Hòa và vẫn giữ nguyên sân bay Tuy Hòa là cảng hàng không nội địa:

  • Giai đoạn đến năm 2030 là 2 triệu hành khách/năm (giảm 1 triệu hành khách/năm so với quy hoạch trước đây)
  • Tầm nhìn 2050 là 5 triệu hành khách/năm

Sân bay Pleiku (PXU)

Là sân bay trực thuộc tỉnh Gia Lai, cảng hàng không nội địa Pleiku có địa chỉ ở đường 17/3, phường Thống Nhất, thành phố Pleiku. 

Sân bay Pleiku tọa lạc cạnh Quốc lộ 14, cách trung tâm thành phố khoảng 6 km về hướng Đông Bắc.

Sân bay có thể tiếp nhận các dòng máy bay tầm trung như Airbus A320/A321,…với đường băng dài 2400m.

Tổng công suất đón khách của sân bay Pleiku hiện nay là 1 triệu lượt khách/năm. 

Để tạo động lực phát triển cho khu vực Tây Nguyên và tỉnh Gia Lai, Cục Hàng không đề xuất điều chỉnh quy hoạch nâng công suất cảng lên 5 triệu hành khách/năm đến năm 2050.

Sân bay Buôn Ma Thuột (BMV)

Sân bay Buôn Ma Thuột là một trong số những cảng hàng không trọng yếu của khu vực Tây Nguyên, nằm ở xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Sân bay được trang bị cơ sở hạ tầng hiện đại với đường băng dài 3000m, rộng 45m có thể tiếp nhận các loại máy bay tầm ngắn như ATR 72, Fokker 70, tầm trung như A320, A321, B767 và có đèn chiếu sáng phục vụ bay đêm. 

Tầm nhìn sau khi cải tạo và nâng cấp, cảng hàng không Buôn Ma Thuột có thể tiếp nhận 1 triệu hành khách mỗi năm.

Sân bay Rạch Giá (VKG)

Sân bay Rạch Giá có địa chỉ nằm tại số 418 đường Cách Mạng Tháng 8, phường Vĩnh Lợi, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. 

Hạ tầng cảng hàng không bao gồm một nhà ga 2 tầng, một sân đỗ tàu bay kích thước 200mx76m tải trọng 21,5 tấn và đường cất hạ cánh 1500mx30m.

Sân bay Rạch Giá cách trung tâm thành phố hơn 11km, sẽ mất khoảng 20 – 30 phút để di chuyển về trung tâm.

Sân bay Cà Mau (CAH)

Cảng hàng không Cà Mau tọa lạc ở số 93 Lý Thường Kiệt, Phường 6, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. 

Sân bay hiện đang sở hữu đường cất/hạ cánh 1500mx300m, có khả năng tiếp nhận các dòng máy bay nhỏ như ATR-72 hoặc tương đương. 

Công suất tối đa của sân bay nội địa Cà Mau đạt 200.000 lượt hành khách/năm.

Sân bay Côn Đảo (VCS)

Sân bay Côn Đảo còn có cái tên khác là Sân bay Côn Sơn, địa chỉ ở Cỏ Ống, Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Hiện tại, Vietnam Airlines là hãng hàng không quốc gia duy nhất khai thác 2 đường bay thẳng tới Côn Đảo từ TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ.

Với vị trí cách trung tâm khoảng 14km, tùy thuộc vào phương tiện và cung đường mà sẽ mất khoảng 20 – 30 phút để đến đây.

Bạn đã từng nghe đến các sân bay nội địa ở Việt Nam được đề cập phía trên? Bạn đã từng đặt chân đến những sân bay nào trong nước ta?

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về danh sách các sân bay nội địa ở Việt Nam hiện tại. Nếu bạn quan tâm tới các chủ đề vận tải và Logistics và muốn tìm hiểu nhiều hơn nữa thì đừng bỏ qua những bài viết tiếp theo từ Ego Express nhé!

Nguồn: sưu tầm Internet

Bài viết liên quan

Gửi bánh kẹo mứt đi Nhật Bản uy tín năm 2025

Tết Nguyên Đán là dịp để mỗi gia đình đoàn tụ và sẻ chia yêu thương.Việc được gửi món quà…

Gửi bánh kẹo mứt đi Châu Âu uy tín năm 2025

Đối với những người Việt xa xứ, việc được gửi tặng bánh mứt đi Châu Âu đón Tết 2025 không…

Gửi bánh kẹo mứt đi Đài Loan uy tín năm 2025

Tết Nguyên Đán không chỉ là dịp đoàn viên mà còn là thời điểm để thể hiện sự quan tâm…