Ưu điểm và nhược điểm của vận tải đường biển

Vận tải đường biển được xem là hình thức vận tải quốc tế tiện lợi, dù đã ra đời từ rất sớm nhưng vẫn là hình thức vận chuyển hàng hóa quốc tế được sử dụng vô cùng phổ biến. Vậy chi tiết quy trình vận tải đường biển là gì?

1. Vận tải đường biển là gì?

Vận tải đường biển là hình thức vận chuyển hàng hóa thông qua việc sử dụng cơ sở vật chất hạ tầng đường biển. 

Phương tiện vận chuyển vận tải đường biển là các tàu thuyền và phương tiện xếp, tháo dỡ hàng hóa như xe nâng, cần cẩu… Cơ sở hạ tầng để phục vụ gồm các cảng biển, các cảng trung chuyển,…

Đặc điểm của vận tải đường biển

Hình thức vận tải này thích hợp với các chuyến hàng giao thương quốc tế hoặc nội địa trong những khu vực có vùng biển liền kề và có cảng sâu cho tàu cập bến. 

Các tàu vận chuyển đường biển có quy mô và trọng tải lớn nên thông thường, người ta áp dụng phương thức này cho các lô hàng xuất nhập khẩu có khối lượng rất lớn.

Việt nam là quốc gia có đường bờ biển dài và có nhiều cảng nước sâu, đồng thời, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước nên hình thức vận tải biển đang phát triển vô cùng mạnh mẽ về cơ sở vật chất, phương tiện và hạ tầng. 

Phát triển một hệ thống cảng biển hợp lý sẽ là nền tảng hoàn hảo để thúc đẩy hoạt động thương mại, xuất – nhập khẩu hàng hóa, là tiền đề để phát triển kinh tế đất nước.

2. Ưu điểm và nhược điểm của vận tải đường biển là gì?

Lý do để một hình thức vận tải từ xa xưa vẫn còn tồn tại và phát triển mạnh mẽ đó là vì phương thức này có khá nhiều ưu điểm cạnh tranh:

  • Vận tải biển có thể vận chuyển được những lô hàng siêu trường, siêu trọng, các khối hàng có kích thước, khối lượng lớn và số lượng nhiều
  • Khi áp dụng phương thức này thì hầu như không bị hạn chế về số lượng phương tiện và công cụ hỗ trợ vận chuyển
  • Giá thành vận chuyển thấp hơn các loại hình khác như đường hàng không và đường bộ
  • Các tuyến đường vận tải trên biển hầu như là tuyến đường giao thông tự nhiên, ít gặp các trở ngại vật lý khi di chuyển như núi non, đường gồ ghề,… 
  • Có tính an toàn cao do diện tích biển rất lớn, ít khi tàu bè va chạm

Tuy nhiên, vận tải đường biển vẫn sẽ có những hạn chế như:

  • Không thể trực tiếp hoàn thành việc vận chuyển đơn hàng từ kho gửi đến kho nhận mà cần kết hợp với các phương thức vận tải khác
  • Thường mất nhiều thời gian hơn các phương thức khác nên không phù hợp để chuyển phát nhanh quốc tế và nội địa

3. Một số thông tin về vận tải đường biển

Đối với ngành vận tải đường biển, có 3 vấn đề cần chú ý đó là:

Phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển phân chia theo các phương thức vận tải:

  • Vận chuyển bằng container
  • Vận chuyển bằng sà lan đối
  • Vận chuyển bằng phương tiện trữ đông

Tùy theo từng hoàn cảnh phù hợp, hàng hóa sẽ được kết hợp hai hoặc nhiều loại hình vận chuyển với nhau để cho hoạt động vận tải được diễn ra nhanh chóng và tối ưu chi phí.

Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

Khối lượng hàng là yếu tố chính ảnh hưởng đến giá cước vận chuyển, quá trình đóng gói hàng và quyết định phương thức vận chuyển. 

Phương thức vận chuyển khác nhau sẽ có cách chia khối lượng hàng hóa khác nhau, cụ thể như sau:

  • Số lượng (container 20) = 28/thể tích kiện (m3)
  • Số lượng (container 40) = 60/thể tích kiện (m3)
  • Số lượng (container 40 cao) = 60/thể tích kiện (m3)

Cách tính thể tích kiện = Dài x Rộng x Cao

Những mặt hàng thường vận tải bằng đường biển

Chủng loại hàng hóa có thể vận chuyển qua đường biển rất đa dạng, thường được chia theo các nhóm có chung tính chất để áp dụng phương án vận chuyển tối ưu nhất. 

Cụ thể các nhóm hàng có thể được chia theo đặc điểm như sau:

  • Hàng hóa dễ hút ẩm, các loại hàng hóa nguy hiểm: hóa chất, dung dịch, các loại hàng dễ bay bụi như xi măng,…
  • Hàng dễ bị tác động của môi trường: gia vị, thuốc lá, chè…
  • Hàng siêu trường siêu trọng: vật liệu xây dựng, vật liệu công nghiệp…

Ngoài ra, vận tải đường biển còn có thể chia hàng hóa theo hình thức vận chuyển:

  • Vận chuyển bằng container: hàng bách hóa là chủ yếu
  • Vận chuyển bằng sà lan: khoáng sản, cát, đá…
  • Vận chuyển bằng phương tiện giữ đông lạnh: thực phẩm dược phẩm,…

Như vậy, từ ưu điểm cũng như quy định về những mặt hàng được vận chuyển bởi hình thức vận tải đường biển thì người gửi có thêm cho mình một lựa chọn vận chuyển hàng hóa hiệu quả.

4. Quy trình vận chuyển đường biển

Thông thường, quy trình một lô hàng xuất khẩu bằng đường biển gồm 8 bước:

  • Bước 1: Đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại
  • Bước 2: Xin giấy phép xuất khẩu
  • Bước 3: Booking và lấy container rỗng
  • Bước 4: Chuẩn bị hàng và kiểm tra hàng
  • Bước 5: Mua bảo hiểm hàng hóa
  • Bước 6: Làm thủ tục thông quan
  • Bước 7: Giao hàng cho tàu
  • Bước 8: Thanh toán phí

Trên đây là các thông tin sơ lược về Vận tải đường biển là gì? 

Việc khai thác hình thức vận tải này một cách hợp lý sẽ đáp ứng các nhu cầu vận tải hàng hóa giúp khách hàng một cách nhanh chóng và đảm bảo hiệu quả làm việc tốt nhất.

Nếu quý khách đang có nhu cầu vận chuyển hàng hóa và chuyển phát nhanh quốc tế có thể liên hệ cho đơn vị vận chuyển uy tín EGO Express để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!

EGO EXPRESS – THẾ GIỚI TRONG TẦM TAY
Tổng đài CSKH: 0949.068.678 (Hỗ trợ 24/7)
Website: https://egoexpress.vn/
Email: info@egoexpress.vn
Facebook: https://facebook.com/egoexpress.vn

Bài viết liên quan

Mã ZIP Trung Quốc được quy định như thế nào? Tra cứu ra sao?

Gửi hàng đi Trung Quốc chưa bao giờ dễ dàng như hiện nay, tuy nhiên, để đảm bảo hàng hóa…

Quy cách đóng gói linh kiện điện tử để gửi đi nước ngoài

Nhu cầu gửi linh kiện điện tử từ Việt Nam đi nước ngoài hiện nay rất cao khi vị thế…

Mã Zip Code các Tiểu bang ở Mỹ mới nhất

Hệ thống mã Zip phản ánh thông tin địa lý của từng khu vực trong quốc gia. Mã Zip Code…