Tìm hiểu mô hình Chuỗi cung ứng của Nike

Phil Knight – chủ tịch Tập đoàn Nike – vốn đã tham gia chạy việt dã nên ông không khó nắm bắt được những nhu cầu của người sử dụng vốn là những vận động viên điền kinh. 

Một điểm đặc biệt không thể không đề cập khi nhắc đến chuỗi  cung ứng của Nike là thương hiệu này hoàn toàn không đầu tư nhà máy sản xuất trực tiếp, 100% quy trình sản xuất được đặt ở các nhà máy gia công bên ngoài.

Cùng Ego Express tìm hiểu chi tiết hơn về chuỗi cung ứng của doanh nghiệp này thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Giới thiệu về thương hiệu Nike

Nike là nhà cung cấp quần áo và dụng cụ thể thao thương mại công cộng có trụ sở chính đặt tại Beaverton, gần vùng đô thị Portland Oregon, Hoa Kỳ.

Chuỗi Cung ứng Nike Quốc tế

Gần 40 năm sau khi khởi nghiệp, Phil Knight – chủ tịch Tập đoàn Nike đã có số tiền 8,2 tỷ USD và đưa Nike trở thành thương hiệu giày thể thao nổi tiếng toàn cầu.

Cùng với nhãn hiệu nổi tiếng Nike, tập đoàn Nike hiện sở hữu hệ thống công ty con trên 200 quốc gia với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng thế giới khác như Converse, Cole Haan, Inc, Hurley, LLC,…

Bắt đầu gia nhập vào thị trường Việt Nam từ năm 1995, hiện nay Nike đã nằm trong top đầu những công ty của Mỹ về số vốn đầu tư tại Việt Nam. 

Với xu hướng hợp tác hỗ trợ cùng phát triển, Việt Nam đã trở thành một đối tác tin cậy, một thị trường cung cấp hàng đầu cho Nike, đồng thời, Nike đóng góp một nguồn xuất khẩu lớn và tạo hàng nghìn việc làm cho lao động Việt Nam.

2. Tổ chức quản trị chuỗi cung ứng của Nike

Hiểu được tầm quan trọng chiến lược của chuỗi cung ứng, Nike đã sớm xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng của mình thành một lợi thế cạnh tranh với các đối thủ cùng lĩnh vực. 

Thông qua đầu tư xây dựng chuỗi cung ứng, Nike mong muốn rút ngắn thời gian từ lúc nhận đơn đặt hàng cho đến khi giao sản phẩm cuối cùng đến nhà bán lẻ, giúp chuỗi cung ứng trở nên gọn nhẹ (lean supply chain) và có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng.

Nike đã xây dựng, đầu tư, nâng cấp hệ thống thông tin hỗ trợ chuỗi cung ứng của mình: đáp ứng nhu cầu định lượng, lên kế hoạch, phân phối tự động,…

Nhờ việc tái cấu trúc, Nike đã nâng cao khả năng sản xuất của mình, đưa lợi nhuận năm bình quân tăng 42,9% so với mức trung bình chung.

Một số nguyên tắc luôn được giữ vững khi vận hành chuỗi cung ứng của Nike:

  • Quản lý tốt hàng trả lại
  • Giảm tỷ lệ lượng hàng tồn kho bằng cách chỉ sản xuất khi nhận được xác nhận đơn hàng từ các nhà bán lẻ (lượng tồn kho giảm từ 30% còn 3%)
  • Rút ngắn thời gian từ thời điểm nhận đơn đặt hàng cho đến khi đưa hàng đến tay người tiêu dùng từ 9 tháng xuống 6 tháng
  • Quản lý cũng như xác định rõ rủi ro tại từng mắt xích của chuỗi cung ứng thông qua chương trình “liên tục kinh doanh” 

3. Các khâu quan trọng trong chuỗi cung ứng của Nike

Hình ảnh: Mô hình chuỗi cung ứng NIKE

3.1 Nhà cung ứng

Nike là công ty phát triển mạnh việc thuê ngoài với hợp đồng sản xuất tại các nhà máy trên 40 quốc gia.

Hầu hết các nhà máy này tập trung ở các nước châu Á như Trung Quốc (35%), Indonesia (21%), Việt Nam (29%), Philippines, Đài Loan,…

 

Các nhà cung ứng chính của Nike đặt tại 10 quốc gia: Việt Nam, Indonesia, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Maroc, Mexico, Honduras và Brazil.

Nói ngắn gọn lại, quá trình sản xuất trong chuỗi cung ứng của Nike diễn ra theo trình tự như sau: 

Nike nguyên cứu và thiết kế sản phẩm

Các cơ sở gia công thực hiện đặt mua nguyên vật liệu và hoàn thành sản phẩm

Sản phẩm cuối cùng được chuyển đến công ty Nike để thực hiện phân phối đến khách hàng

3.2 Các điểm phân phối

Cách thức tổ chức phân phối hàng hóa của Nike

Trước đây, Nike đặt các trung tâm phân phối độc lập, tự chủ trong việc mua bán và phân phối sản phẩm trên từng quốc gia. Tuy nhiên, mô hình này lại gặp nhiều bất cập khi để lại rất nhiều hàng tồn kho

Nike chọn giải pháp là tập trung lại toàn bộ việc phân phối giày đặt tại Laakdal (Bỉ), gần các cảng Antwerp và Rotterdam. Nike đã đúng khi thu được khoản tiền tiết kiệm khổng lồ từ những lãng phí không đáng có trong mô hình trước kia.

Trung tâm phân phối cho chuỗi cung ứng của Nike

Hiện nay, Nike sở hữu 20 trung tâm phân phối trong đó có 3 trung tâm phân phối tại Mỹ: 2 trung tâm tại Memphis, Tennessee và 1 tại Wilsonville, Oregon

2 trung tâm lớn nhất đặt tại thành phố Tomisato (Nhật Bản) và thành phố Laakdal (Bỉ)

Bên cạnh tiếp nhận và quản lý các đơn đặt hàng từ công ty Nike, các trung tâm này còn phân phối/đảm nhận luôn vai trò Logistics hoặc liên kết với các công ty Logistics và vận tải lớn như UPS, FedEx Maersk để đưa những sản phẩm của Nike đến mọi nơi trên thế giới.

3.3 Các cửa hàng bán lẻ

Đối với hình thức bán lẻ, Nike tổ chức thành nhiều dạng cửa hàng khác nhau như:

Factory Outlet Store: 

  • Quy mô vừa, mục đích là giải quyết lượng tồn kho lớn/những sản phẩm đã lỗi thời.
  • Chất lượng hàng vẫn được đảm bảo đầu tư đúng mức, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.
  • Tại đây, khách hàng có thể mua được nhiều mặt hàng với mức giá giảm đi từ 20 – 80% so với mức giá niêm yết ban đầu.

Nike Clearance Store: 

  • Bán giảm giá các sản phẩm của Nike tương tự như Factory outlet, tuy nhiên, những sản phẩm này giảm giá chủ yếu là do lỗi trong quá trình sản xuất.
  • Vì lý do trên nên tại đây có rất ít lựa chọn về kích cỡ.

Nike Retail Store: 

  • Là loại cửa hàng phổ biến nhất của Nike trên toàn thế giới. 
  • Các cửa hàng bán lẻ này bán theo giá niêm yết của Nike và nằm dưới sự quản lí trực tiếp của hãng.
  • Các sản phẩm tại đây đều chính hãng, đảm bảo chất lượng dịch vụ được chuẩn hóa theo yêu cầu của Nike.

Nike Town:

  • Tổ hợp các cửa hàng thuộc sở hữu của Nike, chuyên cung cấp số lượng lớn các sản phẩm cải tiến.
  • Các sản phẩm tại đây thường mang tính đột phá mà khó tìm được tại các cửa hàng thông thường, giá của những sản phẩm này thường rất cao.
  • Tại Niketown sẽ có những khu vực riêng biệt dành cho mỗi nhóm thể thao, giới thiệu về những sản phẩm mới nhất và đại sứ thương hiệu. 
  • Bên cạnh đó còn có cả cả các hình thức giải trí, các studio, triển lãm. Đặc biệt, khách hàng có thể thử những sản phẩm tại đây một cách thoải mái. 

Nike Employee-Only Store: 

  • Cửa hàng dành riêng cho các nhân viên của Nike với mức giảm đến 50%. 

4. Khâu tiêu thụ trong chuỗi cung ứng của Nike

Nike luôn hoạch định chiến lược gắn kết với người dùng, giúp hãng luôn đảm bảo được lượng hàng tiêu thụ thường xuyên tạo nên sự ổn định của chuỗi cung ứng.

Bên cạnh đó, Nike cũng nỗ lực đóng góp lại cho xã hội bằng cách thu hồi các đôi giày đã qua sử dụng và tái sản xuất lại thành những sân bóng rổ và những đường chạy dành cho cộng đồng, tạo một hình ảnh đẹp của Nike trong mắt khách hàng.

Khi tìm hiểu về chuỗi cung ứng của Nike, ta thấy rằng hãng này không tham gia trực tiếp vào công đoạn sản xuất mà tận dụng tối đa việc thuê gia công từ các quốc gia có chi phí nhân công thấp, đặc biệt là các quốc gia châu Á. 

Một chuỗi cung ứng thông qua việc thuê ngoài hoàn toàn trong công đoạn sản xuất giúp Nike tiết kiệm đáng kể các chi phí trực tiếp như chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như chi phí quản trị.

Bằng cách này, Nike có thể tập trung tối đa vào các hoạt động cốt lõi như thiết kế sản phẩm, marketing và hoạch định và quản lý.

5. Xem thêm chuỗi cung ứng khác tại Việt Nam?

Chuỗi cung ứng Apple Chuỗi cung ứng Coca Cola Chuỗi cung ứng Acecook
Chuỗi cung ứng Vinamilk Chuỗi cung ứng Zara

Bài viết liên quan

TOP 5 Công Ty Gửi Hàng Đi Quốc Tế Uy Tín Tại Hà Nội

Khi có nhu cầu gửi hàng hóa ra nước ngoài, lựa chọn một đơn vị vận chuyển uy tín và…

Công ty gửi hàng đi Nhật Bản tại Hà Nội uy tín

EGO Express là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ gửi hàng đi Nhật Bản uy tín tại…

Công ty gửi hàng đi Mỹ tại Hà Nội uy tín

EGO Express ngày một hoàn thiện và không ngừng phát triển, luôn đáp ứng mọi nhu cầu chuyển phát đi…