Cách tính giá cước vận chuyển hàng hóa Đường Biển

Các doanh nghiệp phải chi trả tất cả khoản phí vận tải quốc tế cho các bên cung cấp dịch vụ vận chuyển trước xuất hoặc nhập khẩu hàng hóa. Vậy cách tính giá cước vận chuyển hàng hóa đường biến như thế nào?

Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

I. Các loại phí và phụ phí trong vận tải đường biển quốc tế và nội địa

Tổng chi phí vận tải hàng hóa đường biển không cố định mà có thể dao động do những khoản dưới đây:

Đối với vận tải biển quốc tế

Để gửi hàng hóa đi quốc tế, doanh nghiệp cần nắm rõ các khoản phí và phụ phí cơ bản như sau:

  • OF (Ocean Freight): Chi phí vận tải gốc từ cảng đi đến cảng đích, chưa tính phụ phí
  • THC (Terminal Handling Charge): Phụ phí xếp dỡ bao gồm dỡ hàng từ tàu xuống, vận chuyển từ cầu tàu vào bãi và nâng hàng xếp lên bãi, tính phí trên mỗi container
  • B/L (Bill of Lading): Phí để hãng tàu làm vận đơn và các thủ tục giấy tờ cần thiết cho lô hàng xuất khẩu, còn gọi là phí chứng từ (Documentation fee)
  • CFS (Container Freight Station): Phí xếp dỡ container và quản lý kho tại cảng, thường áp dụng cho kiện container lẻ LCL.
  • Cleaning Fee: Phí vệ sinh
  • Lift on/Lift off: Phí nâng/hạ container
  • Seal: Phí niêm phong.
  • BAF (Bunker Adjustment Factor): Phụ phí biến động giá nhiên liệu
  • EBS (Emergency Bunker Surcharge): Là Phụ phí xăng dầu cho hàng vận chuyển tuyến châu Á

  • PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí mùa vận chuyển cao điểm (thường trong khoảng tháng 8 đến tháng 12)
  • ISPS (International Ship and Port Facility Security Surcharge): Phụ phí an ninh
  • CIC (Container Imbalance Charge): Phụ phí mất cân bằng vỏ container (áp dụng khi vận chuyển container rỗng về nơi có nhu cầu sử dụng)
  • COD (Change of Destination): Phụ phí phát sinh nếu doanh nghiệp cần thay đổi cảng đến.
  • DDC (Destination Delivery Charge): Phụ phí giao hàng tại cảng đến.
  • D/O (Delivery Order): Phí lệnh giao hàng, sử dụng lệnh giao hàng do hãng tàu phát hành trình báo lên cơ quan giám sát kho hàng ở cảng đến, trước khi rút hàng ra khỏi kho bãi hoặc container.
  • ISF (Importer Security Filing): Phụ phí kê khai an ninh dành cho các loại hàng gửi đi Mỹ.
  • AMS (Advanced Manifest System): Phí khai báo hải quan (đối với hàng đi Mỹ)
  • AFR (Advance Filing Rules): Là phí khai báo hải quan (đối với hàng đi Nhật)

Cước vận tải biển nội địa

Tương tự như khi vận tải đường biển quốc tế, vận chuyển hàng hóa nội địa bằng đường biển thì doanh nghiệp cũng phải trả các khoản phí kể trên. Chỉ có một khác biệt duy nhất là không cần thanh toán chi phí khai báo hải quan nước ngoài. 

Cần lưu ý rằng, tùy theo quy định của mỗi hãng tàu, trọng lượng container và quãng đường di chuyển mà mức phí vận tải biển nội địa sẽ có sự chênh lệch. Phụ phí xếp dỡ cũng có thể khác nhau tùy quy định của cảng biển.

 II. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển đường biển

Chủ hàng cần phải tính toán kỹ lưỡng cước vận chuyển đường biển để tiết kiệm chi phí và chuẩn bị trước khi phải đối mặt với các rủi ro và vấn đề phát sinh khác. 

Tổng giá cước vận chuyển hàng hóa đường biển không phải lúc nào cũng mặc định là các loại phí và phụ phí trong vận tải đường biển kể trên.

Thực tế, doanh nghiệp cần biết rằng giá cước cũng có thể thay đổi bởi ảnh hưởng một số yếu tố như:

Loại hàng cần vận chuyển 

Một số hàng hóa yêu cầu độ bảo vệ cao thường có cước phí vận chuyển đắt hơn các lô hàng hóa thông thường. Phụ phí này được chi trả để đảm bảo hàng hóa không có bất kỳ hư tổn nào trong suốt quá trình vận chuyển.

Các mặt hàng được đề cập bao gồm:

  • Hàng giá trị cao: Thiết bị điện tử, máy móc,…
  • Hàng dễ vỡ: Thiết bị y tế, đồ thủ công mỹ nghệ,…
  • Hàng cần bảo quản đặc biệt: Xăng, dầu, hóa chất…

Khối lượng và kích cỡ hàng hóa 

Cách tính giá giá cước vận chuyển hàng hóa đường biển cho lô hàng cồng kềnh, tải trọng lớn và kích cỡ quá khổ thường phải cộng thêm phụ phí nên tổng chi phí sẽ cao hơn.

Địa chỉ giao nhận

Tùy theo quãng đường vận chuyển bao xa thì mức phí vận tải biển sẽ có điều chỉnh phù hợp. Ví dụ những điểm đến có điều kiện thời tiết thuận lợi sẽ có cước phí thấp hơn so với điểm đến điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Chính sách giá của đơn vị vận chuyển 

Chính sách về giá cước vận tải sẽ khác nhau tùy vào mỗi đơn vị vận chuyển nên doanh nghiệp cần tham khảo chi phí vận tải đường biển của nhiều đơn vị khác nhau để cân nhắc địa chỉ dịch vụ với mức giá phải chăng nhất.

III. Công thức tính giá cước vận tải biển

Hiện nay có 2 cách tính cước phí vận chuyển đường biển là tính cước theo kg (KGS) và tính theo thể tích (CBM). 

Nguyên tắc cơ bản cần nắm khi tính cước vận tải biển là so sánh giữa thể tích và trọng lượng.

Theo đó, hàng hóa nguyên container (FCL) và hàng hóa lẻ container (LCL) sẽ có công thức tính cước phí như sau:

Đối với hàng FCL (Hàng nguyên container)

Cách tính giá cước vận chuyển đường biển cho nguyên container đơn giản theo công thức sau: 

Giá cước tổng = Giá cước 1 container x Số lượng Container (hoặc số lượng Bill/Shipment).

Đối với hàng LCL (Hàng lẻ)

Đối với kiện hàng container lẻ, cách tính giá giá cước vận tải đường biển lại phức tạp hơn. Tùy theo container đó là hàng nặng hay hàng nhẹ mà doanh nghiệp  áp dụng một trong hai công thức bên dưới:

Trước tiên, cần thực hiện tính công thức tính thể tích lô hàng theo đơn vị CBM như sau:

Thể tích lô hàng = (Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao) x Số lượng (m3) 

Sau đó, so sánh thể tích lô hàng với trọng lượng lô hàng. Nếu:

  • 1 tấn < 3 CBM thì quy thành hàng nặng, tính theo bảng giá KGS. 
  • 1 tấn >= 3 CBM thì quy thành hàng nhẹ, tính theo bảng giá CBM. 

Quy ước: 

  • 1 tấn = 3 CBM.
  • 1 CBM = 1000 kg.

Cuối cùng, áp dụng công thức tính theo CBM hoặc KGS bên dưới:

Cước phí CBM = Thể tích lô hàng x Số tiền vận chuyển 1 CBM.

Cước phí KGS = (Trọng lượng (kg) x Số tiền vận chuyển của 1 CBM) : 1000.

Trong đó: Số tiền vận chuyển 1 CBM do bên cung cấp dịch vụ quy định. 

Ví dụ: Cho một lô hàng cần xuất khẩu có 25 container, trọng lượng cân được là 1500 Kgs, kích thước mỗi thùng lần lượt là 0,8 m – 0,6m – 0,5m, giá vận chuyển 100 USD/1000kg.  

  • Bước 1: Tính thể tích lô hàng = (0,8 x 0,6 x 0.5) x 25 = 6 CBM.
  • Bước 2: Đổi 1500 Kgs = 1,5 tấn. 
  • Bước 3: 1,5 tấn ≈ 6 CBM nên 1 tấn ≈ 6 : 1,5 = 4 CBM. Sau đó, so sánh với CBM quy ước, ta được 1 tấn ≈ 4 CBM > 3 CBM nên lô hàng này là lô hàng nhẹ.
  • Bước 4: Áp dụng bảng giá tính theo CBM, ta có 1 CBM = 1000kg nên 6 CBM = 6 x 1000 = 6000 kg và giá cước phải trả là 6 x 100 = 600 USD.  

Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về chi phí vận tải đường biển. 

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải nắm rõ các điều kiện và điều khoản trong hợp đồng vận chuyển để tránh các tranh chấp không đáng có trong quá trình vận chuyển. 

Việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển đường biển đáng tin cậy và chất lượng cũng đặc biệt quan trọng để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển đúng tiến độ, đầy đủ và an toàn.

EGO EXPRESS – THẾ GIỚI TRONG TẦM TAY
Tổng đài CSKH: 0949.068.678 (Hỗ trợ 24/7)
Website: https://egoexpress.vn/
Email: info@egoexpress.vn
Facebook: https://facebook.com/egoexpress.vn

Bài viết liên quan

Mã ZIP Trung Quốc được quy định như thế nào? Tra cứu ra sao?

Gửi hàng đi Trung Quốc chưa bao giờ dễ dàng như hiện nay, tuy nhiên, để đảm bảo hàng hóa…

Quy cách đóng gói linh kiện điện tử để gửi đi nước ngoài

Nhu cầu gửi linh kiện điện tử từ Việt Nam đi nước ngoài hiện nay rất cao khi vị thế…

Mã Zip Code các Tiểu bang ở Mỹ mới nhất

Hệ thống mã Zip phản ánh thông tin địa lý của từng khu vực trong quốc gia. Mã Zip Code…